Khóa Khớp Là Gì? Khóa Khớp Cầu Lông Có Nguy Hiểm Không?

Khóa khớp thường xảy ra ở các bạn gymer khi tập luyện thể hình, nhưng không riêng gì về bộ môn cầu lông cũng thường hay xảy ra. Không phải ai cũng hiểu cụ thể khóa khớp là gì và khóa khớp cầu lông khi luyện tập có nguy hiểm hay không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc thì hãy cùng ShopVMH tìm hiểu câu trả lời ngay bên dưới bài viết.

1. Khóa khớp là gì?

Khớp khớp là trạng thái của phần khớp tay hoặc chân được giãn rộng hết mức. Cụ thể là khi thực hiện các động tác như vung vợt, tay của bạn duỗi thẳng ra, các khớp tay, khủy tay được mở rộng hết mức thì sẽ được gọi là khóa khớp khủy tay.

Trạng thái này thường rất hay xuất hiện đối với những bạn tập gymer hay chơi cầu, có thể ảnh hưởng xấu đến xương khớp của người tập. Ngoài ra, việc khóa khớp khi luyện tập còn làm giảm hiệu quả của bài tập mà bạn thực hiện vì lực sẽ bị dồn về vị trí khớp bị khóa thay vì kích thích vị trí cơ bắp mà bạn muốn phát triển.

2. Các kiểu khóa khớp cầu lông phổ biến

2.1 Khóa khớp vai

Khi các bạn chơi cầu lông xảy ra tình trạng đau khớp vai, khớp vai lỏng và cánh tay bị giảm sức mạnh. Nếu các bạn bị nặng hơn sẽ có biểu hiện bị sưng, nổi vùng đỏ trên khớp vai. Trong chấn thương khớp vai cầu lông thương sẽ có những loại như sau:

– Giãn, rách dây chằng bao khớp: Vì vận động quá sức khiến sợi dây chằng và bao khớp vai bị tổn thương, rách và khớp lỏng lẻo dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội.

– Viêm túi hoạt dịch (Bursitis): Các túi hoạt dịch giúp bảo vệ chống lại ma sát giữa cơ và xương. Khi bị viêm túi hoạt dịch thì người chơi sẽ có các dấu hiệu đau khi vận động khớp vai, khớp vai bị sưng và nhìn thấy một vùng đỏ trên khớp vai.

– Chấn thương cơ chóp xoay: Chức năng chính của cơ chóp xoay là kết nối các xương trong khớp vai lại với nhau, tạo điều kiện cho khớp vai được hoạt động dễ dàng. Vì vậy, nếu cơ chóp xoay bị tổn thương, người gặp chấn thương sẽ khó lòng mà di chuyển tay hoặc nhấc tay lên xuống.

– Viêm, rách gân cơ xoay: Gân cơ xoay khi bị rách hoặc viêm sẽ gây ra chứng đau vai cấp và mãn tính làm hạn chế sự vận động của vai. Nếu để lâu ngày có thể dẫn đến mất chức năng vận động của vùng vai và cánh tay.

2.2 Khóa khớp gối

– Việc chơi thể thao nói chung vs cầu lông nói riêng, các bạn không thể nào tránh né được trong việc di chuyển. Hơn thế nữa, cầu lông là một bộ môn di chuyển nhiều trong một sân đấu. Quá trình di chuyển, đỡ các đường cầu hoặc nhảy đập cầu thì đầu gối luôn là khu vực hoạt động xuyên suốt và chịu rất nhiều tác động lên đó. Tùy vào các mức độ khóa khớp gối của người chơi cầu lông thì sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau và dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số triêu chứng như:

+ Đau nhức vùng gối: đây là vấn đề phổ biến nhất trong các tình trạng bất thường xảy ra ở đầu gối. Và khi xảy ra tình trạng này, mọi người chỉ coi đây là dấu hiệu nhức mỏi thông thường chứ ít người nghĩ  đến việc tìm hiểu xem bệnh lý gì khiến mình bị đau đầu như vậy.

Khóa khớp gối có thể do bạn di chuyển, đứng lâu hoặc do thời thiết thay đổi, đặc biệt là những trời mưa và lạnh.

+ Cứng khớp, khó vận động

Khóa khớp, khó vận động thường thấy ở những người bị thoái hóa khớp nhưng nguoif bện chỉ cảm thấy cứng khớp do giữ lâu một tư thế hoặc cứng khớp vào mỗi buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy.

Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh lí bước sang giai đoạn nặng thì việc điều trị rất khó khăn mà còn không thể di chuyển.

+ Khóa khớp gối khi co chân, duỗi thẳng gối

Một trong những chấm nhưng trong khóa khớp cầu lông đó chính là đau đầu gối khi co chân hoặc duỗi thẳng chân. Vì bạn hay giữ tư thế co hoặc duỗi chân trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi mỗi lần thực hiện co duỗi chân, đầu gối các bạn thương có tình trạng hơi nhói thì nguy cơ có thể viêm nhiễm.

+ Ngồi lâu đứng lên bị đau đầu gối

Các bạn ngồi quá lâu, thường lúc đứng lên sẽ bị mỏi gối. Trường hợp ngồi lâu đứng lên bị đau đầu gối, không thể đi lại bình thường được mà cơn đau mãi không dịu đi thì đồng nghĩa với việc khớp gối của bạn đang bị tổn thương rất nặng, cụ thể là bị thoái hóa khớp.

2.3 Khóa khớp khủy tay

– Đau khuỷa tay khi đánh cầu lông thể hiện cho tình trạng nhức nhối hoặc đau ầm ỉ ở khuỷu tay. Cơn đau thường kéo theo co thắt, giảm phạm vi chuyển động. Khóa khớp cầu lông khi bị đau ở khuỷu tay là tình trạng bị viêm hoặc rách, đứt, giãn nhóm gân cơ duỗi tại chỗ bám vào mỏm trên lồi cầu phía ngoài xương cánh tay.

– Thông thường các trường hợp bị đau khủy tay xảy ra những bạn mới chơi, do khởi động không kỹ, chuyển động không đều và cố gắn tập quá sức sẽ xảy ra chấn thương. Đau khuỷu tay thường không quá nghiêm trọng vì các triệu chứng có thể dùng nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này.

– Khi chơi cầu lông bạn bị ngã, hoặc dùng lực ở tay quá mạnh dẫn đến va đập. Từ đó tác động đến các cơ, sụn, gân, dây chằng quanh phần dưới của khớp và phần cánh tay.

2.4 Đau bắp tay

– Đau bắp tay khi chơi cầu lông có rất nhiều nguyên nhân xảy ra. Đau bắp tay là tình trạng các nhóm cơ bị căng cơ, co rút. Nó có thể xảy ra khi tư thế của bạn di chuyển không đúng hoặc là vợt quá nặng khi sử dụng.

– Đau bắp tay khi chơi cầu lông còn xuất hiện những bạn mới chơi, đặc biệt đối với những bạn tập chơi để rèn luyện sức khỏe hoặc tập luyện ở cường độ cao.

– Thông thường đau bắp tay thường do các nguyên nhân sau:

+ Xuất hiện ở người mới luyện hoặc luyện tập quá sức, vượt mức chịu đựng của cơ thể.

+ Khi vung vợt hoặc đập cầu các bạn sử dụng cơ bắp tay quá nhiều.

+ Trước khi vào chơi không chịu khởi động các nhóm cơ, khởi động chưa đúng các động tác và dễ xảy ra tình trạng đau bắp tay

+ Khơi đến quá mức hoặc thường xuyên chơi cầu nhiều ngày liên tiếp làm cơ bắp tay chưa phục hồi, bị giãn hoặc mỏi cơ.

+ Quá trình chơi cầu hoặc thi đấu di chuyển sai khiến bạn té ngã, mất trụ trước những pha đánh cầu.

+ Thời tiết thay đổi đột ngọt, co rút cơ, dẫn đến tình trạng căng cơ.

3. Nguy hiểm từ việc khóa khớp trong tập luyện

+ Để tránh được ảnh hướng xấu đến xương khớp thì các bạn phải tập luyện và thực hiện các bài tập, động tác đúng cách.

+ Tránh để tình trạng khóa khớp cầu lông diễn ra qua thường xuyên vì bạn có thể bị chấn thương hoặcnghiêm trọng hơn là khiến cho các khớp mở rộng quá nhiều đẫn dến nguy hiểm xương khớp.

+ Nên thực hiện các bài tập tạ có trọng lượng phù hợp với cơ thể và khả năng của bản thân. Các bạn tập tạ từ những mức KG nhỏ rồi tăng theo dần để cơ thể thích nghi, tránh phải trình trạng khóa khớp cầu lông.

Bài viết ở trên chúng tôi đã chia sẻ khóa khớp cầu lông cho các bạn tham khảo. Qua những thông tin trên, hy vọng các bạn sẽ có thêm một ít kiến thức bổ ích và cũng rút ra những bài học cho bản thân để tránh những chấn thương không đáng xảy ra trong lúc chơi hoặc tập luyện.

Bài viết liên quan