Đánh cầu lông đôi là bộ môn cần rất nhiều sự tập trung và đặc biệt là nắm vững các kỹ năng. Một trong những kỹ thuật đánh cầu lông đôi mà bạn nhất định phải nắm vững đó chính là kỹ thuật tấn công.
Kỹ thuật di chuyển trong đánh đôi cầu lông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn di chuyển không chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các kỹ thuật đánh cầu khác. Nguy hiểm hơn, trong thi đấu di chuyển chậm và không chính xác sẽ bị đối phương uy hiếp dẫn đến thua cuộc. Do vậy mỗi người chơi cầu lông ngay từ ban đầu hãy tập luyện, thực hiện kỹ thuật di chuyển đánh đôi cầu lông.
1. Kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông
Kỹ thuật di chuyển đơn bước là sự di chuyển chỉ một bước chân. Kỹ thuật này được sử dụng nhiều trong các trường hợp cầu đối phương đánh sang ở gần người. Nếu ở gần lưới, người ta có thể dùng cách di chuyển này vì chỉ cần một bước là có thể thực hiện cú đánh phải. Hãy hạ thấp người xuống vào vị trí sẵn sàng bằng cách đặt chân phải phía sau chân trái và ngay lúc đó xoay thân mình về hướng ta muốn tới
Dùng chân phải đẩy tới và lao về phía trước, đưa tay cầm vợt lên cao, vươn về phía quả cầu. Sau đó di chuyển chân trái lại gần chân nhưng nó giúp ta tới được quả cầu mà không cần phải xoài người quá mức. Muốn trở lại vị trí ban đầu, hay di chuyển để đánh cú kế tiếp, hãy đưa chân phải về phía sau.
Nếu người tập ở gần lưới, bạn có thể dùng cách di chuyển này vì chỉ cần một bước là có thể thực hiện cú đánh trái. Hãy hạ thấp người xuống và vào vị trí sẵn sàng bằng cách đặt chân phải phía sau chân trái và ngay lúc đó xoay thân mình về hướng ta muốn tới.
Dùng chân phải đưa tới và lao về phía trước, đưa tay cầm vợt lên cao, vươn về phía quả cầu. Sau đó di chuyển chân trái lại gần chân phải nhưng nó giúp ta tới được quả cầu mà không cần phải xoài người quá mức. Muốn trở lại vị trí ban đầu, hay di chuyển để đánh cú kế tiếp, hãy đưa chân phải về phía sau.4/ Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông đánh đôi.
2. Kỹ thuật di chuyển đa bước trong đánh đôi
Kỹ thuật di chuyển trong đánh đôi cầu lông bao gồm cả kỹ thuật di chuyển đa bước hay nhiều bước. Nói một cách nôm na, di chuyển đơn bước là sự di chuyển của cả hai chân. Thông thường người chơi di chuyển từ hai bước trở lên.
Kỹ thuật di chuyển đa bước ảnh hưởng rất lớn đến các kỹ thuật đánh cầu khác. Vì là di chuyển nhiều bước nên thưởng được áp dụng tại những pha cầu cách xa vị trí đứng. Đối với di chuyển đa bước bạn có thể áp dụng triệt để trong những pha cầu tần công hoặc phòng thủ.
Di chuyển sang ngang: Ở tư thế chuẩn bị cơ bản bạn di chuyển sang phải sẽ đạp mạnh chân trái xoay người 90 độ sang phải. Đồng thời chân trái bước về phía trước, hạ trọng tâm bằng cách khụy hai gối rồi bước chân phải lên. Cứ như vậy cho đến khi đến vị trí đỡ cầu. Sau khi đã đập cầu bạn xoay người 180 độ để di chuyển ngược lại.
Di chuyển lùi và tiến: Di chuyển lùi và tiến đa bước là cách di chuyển tiến lên phía trước và lùi lại về sau. Đối với kỹ thuật này, ban đầu ở tư thế chuẩn bị bạn sẽ bước chân trái hoặc phải luân phiên nhau. Kết thúc bước di chuyển sẽ là tư thế đánh cầu trái hoặc phải.
3. Kỹ thuật di chuyển ở trong đánh đôi
3.1 Vị trí đứng ở trong cầu lông đánh đôi
Khác với cầu lông đơn, 2 người trong đánh đôi sẽ đứng khoảng ⅓ sân kể từ vạch ngang. Người đứng đầu không nên đứng gần mép lưới để tránh bị giật mình đỡ cầu không kịp.
Người đứng đầu: trong đánh đôi, người đứng đầu khi gần lưới sẽ có nhiệm vụ chụp cầu, gài lưới, tạt cầu, đẩy cầu nửa sân,… Với nhịp độ nhanh nên người đứng đầu phải luôn sẵn sàng để vợt trước mặt để đỡ cầu lại ngay.
– Chụp lưới: Nếu thực hiện tốt lối đánh này, bạn sẽ không cho đối phương có cơ hội để phòng thủ. Do đó, bạn nên thực hiện cách chơi cầu lông đôi ngay lập tức khi có cơ hội.
– Gài lưới: Dù thường cú đánh này không hạ gục đối phương ngay lập tức, nhưng khả năng buộc đối phương phải trả cầu một cách hớ hênh để nhận lấy một cú chụp lưới hoặc một cú đập cầu ngay sau đó.
– Tạt cầu: Một khi cầu đã qua những vẫn còn bay trên lưới, những cú tạt cầu của người chơi đứng trước luôn khiến đối thủ phải khổ sở và lộ điểm yếu.
– Đẩy cầu nửa sân: Cú đánh này khá tương tự với tạt cầu, vô cùng hiệu quả khi người đứng trên tiến quá sát lưới. Dù sẽ khá khó để qua tay người đứng trên nhưng nếu thành công, khả năng đối thủ sẽ tặng cho bạn một cơ hội đập cầu với pha giở cầu cao của họ.
Người phía sau : Khác với nhiệm vụ bắt lưới của người đứng đầu thì đứng sau phải có nhiệm vụ đập cầu ở 4 góc (2 góc cuối sân và 2 bên trái phải), bỏ nhỏ, bước bật để đỡ,… Người đứng sau sẽ đứng ⅓ sân, bắt đầu từ vạch ngang cuối sân.
– Đập cầu: Đây là cách đánh tiên quyết nếu muốn giành chiến thẳng trong cách đánh cầu lông đôi.
Ngoài kỹ thuật đập cầu , phương thức tấn công hiệu quả thứ hai của bên tấn công trong kỹ thuật chơi cầu lông đánh đôi là gài lưới. Chụp lưới là phương án tốt nhất để chống trả những pha bỏ nhỏ, tuy nhiên nếu cầu rơi xuống dưới mép lưới thì phải tùy nghi mà dùng những cú tạt, đẩy, gài lưới hay kéo lưới.
Nếu gài lưới, bạn có thể sẽ bị đánh úp bất cứ lúc nào. Nếu bạn có sức bung, thì hãy bung cầu ra càng gần cuối sân càng tốt và hy vọng những cú đập cầu sau sẽ giảm dần độ mạnh, lúc này hãy kiếm cơ hội phản công.
– Kỹ thuật bỏ nhỏ: Đôi khi những pha đập cầu sẽ khiến bạn đuối sức, thì những pha bỏ nhỏ, gài lưới sẽ là lựa chọn thích hợp.
– Di chuyển trong đánh cầu lông đôi là bằng những bước bật chứ bạn không thể áp dụng kỹ thuật di chuyển đơn bước được. Sau mỗi nhịp lên đỡ cầu bạn cũng bật nhanh lại vị trí ban đầu để đỡ tiếp đợt cầu sau.
3.2 Một số kỹ thuật di chuyển
– Khi phòng thủ: Khi người sau lốp cầu xong thì 2 người bắt đầu dàng sang 2 bên. Một trường hợp khác là khi người sau đập cầu thì người trước di chuyển lên gần mép lưới để bắt 2 góc lưới, lúc này người sau chỉ lo đập hoặc trả cầu lại.
– Khi tấn công: Trường hợp 2 người bên kia trả cầu lại yếu, lúc này khi người sau trả cầu xong sẽ bước bật lên để tấn công liên tục. Người đứng trước sẽ di chuyển sang bên còn lại để lùi lại đằng sau hỗ trợ cho đồng đội của mình.
4. Một số lỗi thường gặp ở trong đánh đôi
4.1. Kỹ thuật di chuyển quá kém
Di chuyển là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong bất cứ môn thể thao nào. Và môn cầu lông cũng không là ngoại lệ. Kể từ khi là người mới bắt đầu nhập môn cầu lông cho đến khi trở thành tay vợt chuyên nghiệpthì kỹ năng di chuyển phải không ngừng được tập luyện và nâng cao.
Kỹ năng di chuyển kém sẽ dẫn đến tình trạng: dù bạn có phán đoán được vị trí cầu rơi nhưng cũng không kịp đỡ cầu, đỡ hụt hay thậm chí tự gây chấn thương cho chính bản thân mình và đồng đội
4.2 Thích quay đầu nhìn ra phía sau
Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà rất nhiều người mắc phải, đặc biệt là những người mới chơi.
Kỹ thuật đánh cầu lông nam, kỹ thuật đánh cầu lông nữ hay kỹ thuật đánh cầu lông nam nữ đều rất kị việc ngoái đầu nhìn ra phía sau. Đánh cầu lông nói chung và đánh cầu lông đôi nói riêng có tốc độ chơi rất nhanh. Nếu bạn vừa quan sát đối phương sau đó ngoái đầu ra sau nhìn đồng đội của mình thì khả năng bạn mất tập trung là rất cao. Không kịp xử lý các tình huống.
Trong trường hợp tồi tệ hơn, bạn có thể gây mất điểm hoặc thậm chí “ăn” một cú đập cầu của đồng đội hay của đối thủ.
4.3 Nâng cầu bổng quá nhiều
Nâng cầu bổng sẽ là lựa chọn thích hợp khi bạn bị lỡ nhịp và cần có nhiều thời gian để quay trở về vị trí nền.
Tuy nhiên, với những pha nâng cầu bổng thì đó là cơ hội rất tốt cho đối thủ với những cú đánh đầy uy lực và dành thế tấn công. Do vậy nếu bạn thường xuyên chỉ đánh cầu bổng, bạn đã dâng cơ hội chiến thắng cho đối phương.
Không nên có quá nhiều pha nâng cầu bổng mà bạn phải thường xuyên đánh cầu đi xuống như: đập cầu, gài nhỏ, chụp lưới…
Qua bài viết trên kỹ thuật di chuyển đánh đôi trong luyện tập và thi đấu cầu lông là một trong những kĩ thuật rất quan trong và cần được tiếp thu đầu tiên. Cần phải tập luyện đến mức nhuần nhuyễn kĩ thuật di chuyển trong cầu lông để phối hợp với các kỹ thuật đánh cầu khác cho kết quả và thành tích cao. Hy vọng các bạn đọc và hiểu kỹ để chúng ta có thể bị cho mình một tinh thần tốt, một sự tự tin vững vàng để không sợ bất kì đối thủ nào.